CHƯƠNG 12
THĂM THIẾU LÂM TỰ Ở HÀ NAM
(PHẦN 2)
Thiếu Lâm Tự (Shaolin Temple) tọa lạc trên núi Tung Sơn
tỉnh Hà Nam (Henan) miền Trung nước Trung Hoa là ngôi chùa cổ nổi tiếng về võ
môn phái Thiếu Lâm. Chùa đuợc xây năm 496 dưới thời Bắc Ngụy để vinh danh nhà
sư người Ấn Ðộ là Bạt Ðà và sau đó trở thành ngôi tổ tự của nhà sư Bồ Ðề Ðạt Ma
là người sáng lập ra Phật Giáo Thiền Tông vì vậy ngôi chùa đuợc xem là một
trong những chùa Phật Giáo đầu tiên ở Trung Hoa vốn trước đây theo Lão giáo.
Núi Tung Sơn là một trong 5 ngọn núi linh thiêng của Trung Hoa, núi có hai đỉnh
là Thái Thất Sơn cao nhất (1,440 mét) ở hướng Ðông và Thiếu Thất Sơn ở hướng
Tây. Chùa nằm trong rừng Thiếu Thất Sơn nên có tên là Thiếu Lâm Tự.
Rời khỏi cửa hàng ngọc thạch
ở làng dưới chân núi Tung Sơn, xe chúng tôi tiếp tục con đường lên Thiếu Lâm
Tự. Dọc hai bên đường rất nhiều trường dạy võ Thiếu Lâm cho học sinh ăn ở nội
trú tuổi từ 8 cho đến 18, chúng ở khắp các tỉnh được cha mẹ gởi gắm về đây ăn
học. Chương trình học cũng giáo dục phổ thông từ tiểu đến trung học ngoài ra
thêm phần võ thuật, kỹ luật chặt chẽ hơn các trường bên ngoài vì các võ sinh
phải sống tập thể, được giáo dục để trở nên con người “trí óc minh mẫn trong
một thể xác tráng kiện”. Chúng tôi tới một trường xây trên khu đồi cao phải
bước lên vài chục bậc thang ở cổng trường xây theo kiểu Trung Hoa màu sắc xanh
đỏ vẽ hoa văn rất đẹp với những dòng chữ Hán mà...tôi không hiểu họ nói cái gì?
Trường ốc là những dãy buyn đinh nhà cao tầng, trước sân rộng hàng trăm võ sinh
đồng phục màu xanh hoặc đỏ tùy theo lớp đang tập thể thao, đi đường quyền, múa
roi, đao hay côn bằng những cây dài. Một nhóm vài chục em tuổi chừng 8, 9 tuổi
đang luyện cho khớp xương chậu mềm dẻo bằng cách ngồi bệt xuống đất duỗi một
chân ra thẳng đụng vào vách tường.
XEM BIỂU DIỄN KUNGFU
Chúng tôi ở ngoài sân trường
trước ngôi nhà có dòng chữ “Kungfu
Exhibition Hall” (Phòng biểu diễn Kungfu) một lúc chờ cho màn biểu diễn võ
thuật trước chấm dứt. Khách xem màn biểu diễn là những du khách người da trắng
chắc là người Pháp vừa ra hết là chúng tôi vào hội trường có những hàng ghế cho
khán giả ngồi và phiá trước là sân biểu diễn trải thảm, phong phiá sau là mặt
tiền “Thiếu Lâm Tự “ màu huyết dụ giữa có một cổng hai cánh cửa mở ra khi các
võ sinh bước ra sân biểu diễn. Hai bên là hai giá gỗ cắm các vũ khí mà môn phái
Thiếu Lâm luyện tập.
Trong nền nhạc võ truyền
thống Trung Hoa vang dội có khi được xen
kẻ bởi những nhịp điệu nhanh và sôi động tạo ấn tượng cho người xem và thuyết
minh bằng tiếng Anh tất cả đã được thâu sẳn, màn trình diễn võ thuật bắt đầu.
Chương trình biểu diễn được chia làm nhiều phần: quyền cước, khí công và binh
khí. Về quyền cước các võ sinh trong áo cà sa vàng cam dài tới gối để lộ một
bên vai, thắt lưng đen, quần túm ống bằng xà cạp, mang hài trắng biểu diễn
nhiều bài quyền ngoạn mục như hầu quyền (giả điệu bộ con khỉ), xà quyền (nằm di
chuyển uốn lượn như rắn bò), hổ quyền, báo quyền...Về khí công, dùng thanh gỗ
đánh vào ngực, gỗ gãy ngang. Một võ sinh đưa cho chúng tôi xem một thanh sắt bề
ngang chừng 2 inches, dầy lối nửa inches và dùng thanh sắt này đập mạnh vào đầu
một võ sinh khác trông rất rùng rợn nhưng người bị đập vẫn tỉnh bơ. Môn khí
công này được gọi là “thiết đầu công”. Bốn người dùng 4 cây giáo nhọn nhấc bổng
một võ sinh nằm ngang đưa lên cao khỏi đầu, khi xong võ sinh đứng xuống mà trên
người không một vết trầy. Dùng một cái tô úp trước bụng võ sinh luyện nội công
để cái tô dính chặt vào bụng, năm người trong đoàn tôi cùng nhau nắm eo ếch như
con rắn cố kéo cái tô ra, đã không tài nào kéo được mà còn vuột tay té nhào! Về
binh khí các võ sinh biểu diễn côn, kiếm, đao và roi, quất mạnh roi xuống tấm
thảm trải sàn kêu bốp bốp như tiếng pháo nổ. Có biểu diễn vũ khí của Lý Tiểu
Long là hai khúc côn được nối nhau bằng sợi dây xích sắt. Về uốn dẻo các võ
sinh đứng dạng chân ra, đưa đầu ngược và ngẫng lên từ... háng. Có một em 8 tuổi
hai tay chấp lại đứng một chân, chân kia đưa thẳng lên đầu tới... lỗ tai và cu
cậu đứng trong tư thế đó hàng chục phút cho mọi người trong đoàn đứng bên cạnh
chụp hình! Mặc dù ai chụp hình cũng “bồi dưỡng” nhét tiền vào túi cậu nhưng một
hồi để ý thấy mặt cu cậu nhăn nhăn mới biết đã mỏi và ngưng chụp để cậu ta
nghỉ!
Giống như các gánh sơn đông ở
các chợ VN ngày trước, sau màn biểu diễn võ thuật là đến phần bán thuốc thoa
bóp trị đau nhức. Cô Simone Nga cho biết nhiều người đi các chuyến đi trước đã
mua thuốc này và cho rằng rất hiệu nghiệm nên đã gởi nhờ cô mua thêm. Các võ
sinh còn bán DVD quay các màn biểu diễn võ Thiếu Lâm.
Rời trường biểu diễn võ chúng
tôi lên xe trở lại cửa hàng ngọc thạch để ăn trưa. Hướng dẫn viên trẻ tuổi họ
Di cho biết “tửu lầu” này nấu rất ngon và cũng là duy nhất trong làng võ thuật
này nên không có quyền lựa chọn! Chúng tôi ăn cũng tạm được, ngoài đoàn chúng
tôi ra còn có một đoàn khác người Pháp cao niên, họ cao ốm không nặng cân như
người Mỹ, thấy sử dụng đũa gắp thức ăn một cách nhuần nhuyễn! Ăn xong trong lúc
chờ các bà mua cẩm thạch, một ông VN trong đoàn người Pháp đến nói chuyện hỏi
thăm về khu VN ở Bolsa. Ông cho biết sang Pháp du học từ nhỏ thưở thập niên
những năm 1960 và biết những nhân vật du học bên Pháp như Lý Chánh Trung, Lý
Chánh Ðức, Trương Bữu Ðiện và ông Phạm Biển Thước là một độc giả cao niên của
tôi ở Santa Ana.
VÀO THIẾU LÂM TỰ
Chúng tôi lên xe để vào ngôi
chùa Thiếu Lâm Tự, trên đường đi gặp rất nhiều đoàn võ sinh đi bộ để ra bãi
tập, các em vừa đi vừa nói cười vui vẻ. Ngang qua những bãi tập là những khoảng
sân rộng tráng nhựa, mỗi đoàn hàng trăm em ngồi trên ghế nhựa thấp theo dõi
những bài giảng của huấn luyện viên giống như cảnh quân trường ở VN ngày trước.
Hướng dẫn viên họ Di cho biết đã tới Thiếu Lâm Tự và xe đi vào bãi đậu. Nhìn
quanh chẳng thấy ngôi chùa cổ ở đâu? Trước khi đến qua các sách vở tôi mường
tượng cảnh chùa mái ngói cong phủ rêu xanh nằm trong rừng tùng bách cổ thụ dưới
chân núi. Nhưng ở đây chỉ là một công viên có bồn hoa, bãi cỏ, tượng các võ
sinh đang múa võ và những ngôi nhà mái cong, cột tròn màu huyết dụ kiểu Tàu
nhưng tất cả đều mới xây và người ta bày hàng bán trong các cửa tiệm đó như quần
áo, đồ thêu, tranh vẽ, đồ kỷ niệm v.v... như một khu du lịch. Chúng tôi xuống
xe theo hướng dẫn viên đi bộ qua khu công viên để tới bãi đậu của những chiếc
xe điện shuttle, xe này sẽ đưa chúng tôi vào chùa cách đây khoảng 4 km. Có lẽ
chính quyền muốn giữ cảnh chùa thanh tịnh không bị ô nhiễm bởi khói xe và tiếng
động nên xây trạm trung chuyển du khách nơi đây vừa bán hàng, đồ ăn thức uống
và điều hành một đội xe điện đưa du khách ra vào chùa.
Chúng tôi chia làm 3 toán nhỏ
lên 3 xe và xe chạy trên con lộ nhỏ tráng nhựa băng qua những khu đất trống cỏ
tranh lau sậy chen với những cây tùng cypress, tre vàng và vài loại cây khác
người ta đang trồng. Tới lúc xe men theo một bờ suối có dòng nước chảy qua
những tảng đá là đã gần tới chùa. Trước sân chùa là những cây tùng bách cypress
cổ thụ cao lớn như những cây thông, loại cây này người ta gọi là “thiết mộc”
làm vũ khí như côn, cán đao rất chắc và không bao giờ mục.
Về lịch sử ngôi
chùa theo nhiều tài liệu ghi chép vào năm 464 nhà sư Bạt Ðà một vị tăng người Ấn
Ðộ đầu tiên đến Trung Hoa truyền bá Phật Pháp. Năm 496 thời Bắc Ngụy, vua Hiếu
Nguyên (có nơi ghi là Hiếu Văn) (471-499) chỉ thị xây cất ngôi chùa Thiếu Lâm
Tự cho ngài Bạt Ðà có nơi truyền đạo. Theo truyền thuyết nhà sư có hai đệ tử là
Tuệ Quang và Tăng Trù đều biết võ thuật. Về sau đến đời hoàng đế Tuyên Võ
(499-515) một thầy tu khác cũng người Ấn Ðộ là Bồ Ðề Ðạt Ma năm 520 đến Trung
Hoa, sau một thời gian du hành, ngài lưu lại, chỉnh đốn ngôi cổ tự Thiếu Lâm
trở thành một tổ tự danh trấn giang hồ về Thiền Tông và võ học.
Nhờ vào địa thế rộng rãi, bằng phẳng của đỉnh núi Thiếu Thất, cũng như qua nhiều triều đại từ Ngụy lần đến Tùy, Ðường, Tống, Nguyên, Minh và Thanh các vị sư trưởng Thiếu Lâm luôn luôn cải cách và xây dựng thêm. Từ đó chùa Thiếu Lâm đã trở nên một ngôi chùa cổ tích danh tiếng lớn nhất trong 15 thế kỷ lịch sử Trung Hoa. Ngôi chùa trải qua những biến cố thăng trầm có lúc được nhà vua ưu đãi vì có công giúp vua khi chưa nắm được ngôi báu, có khi nhà chùa hổ trợ những tiểu vương chống lại triều đình bị xem là giặc và bị đốt phá triệt hạ nhưng tựu chung Thiếu Lâm Tự là lò đào tạo những bậc anh tài võ nghệ cao cường nên Trung Hoa có câu thành ngữ “Tất cả công phu trong thiên hạ đều phát xuất từ chùa Thiếu Lâm”
Nhờ vào địa thế rộng rãi, bằng phẳng của đỉnh núi Thiếu Thất, cũng như qua nhiều triều đại từ Ngụy lần đến Tùy, Ðường, Tống, Nguyên, Minh và Thanh các vị sư trưởng Thiếu Lâm luôn luôn cải cách và xây dựng thêm. Từ đó chùa Thiếu Lâm đã trở nên một ngôi chùa cổ tích danh tiếng lớn nhất trong 15 thế kỷ lịch sử Trung Hoa. Ngôi chùa trải qua những biến cố thăng trầm có lúc được nhà vua ưu đãi vì có công giúp vua khi chưa nắm được ngôi báu, có khi nhà chùa hổ trợ những tiểu vương chống lại triều đình bị xem là giặc và bị đốt phá triệt hạ nhưng tựu chung Thiếu Lâm Tự là lò đào tạo những bậc anh tài võ nghệ cao cường nên Trung Hoa có câu thành ngữ “Tất cả công phu trong thiên hạ đều phát xuất từ chùa Thiếu Lâm”
Thiếu Lâm Tự
chiếm một diện tích đất rộng trên đỉnh núi Thiếu Thất, dãy Tung Sơn. Tính từ
tòa nhà Tam Quan ở phía Nam dọc về hướng Bắc đến dãy nhà sau cùng lớn nhất, Ðại
Hùng Bảo Ðiện, dài hơn 800 mét có tất cả bảy dãy nhà chính là: 1-Tam Quan,
2-Thiên Hoàng Cung, 3- Bảo Chánh Ðiện, 4-Tàng Kinh Các, 5-Thiền Phòng, 6-Ðạt Ma
Ðường và 7-Ðại Hùng Bảo Ðiện.
Trừ tòa nhà Tam Quan ra, mỗi dãy nhà chính đều có một tòa nhà lớn (chánh) và nhiều nhà nhỏ (phụ) riêng biệt. Mặt trước cửa Tam Quan nhìn về hướng Nam có một con đường rộng lớn, nằm ngang chạy dài từ Ðông sang Tây. Bên cạnh con đường này là một dòng suối chảy vòng quanh bên chùa.
Trừ tòa nhà Tam Quan ra, mỗi dãy nhà chính đều có một tòa nhà lớn (chánh) và nhiều nhà nhỏ (phụ) riêng biệt. Mặt trước cửa Tam Quan nhìn về hướng Nam có một con đường rộng lớn, nằm ngang chạy dài từ Ðông sang Tây. Bên cạnh con đường này là một dòng suối chảy vòng quanh bên chùa.
Tòa nhà Tam Quan
nguyên thuỷ được xây cất bằng đá núi. Trên tầng lầu thứ nhất có treo một đại
hồng chung rất lớn, cao 12 mét, nặng ba ngàn (3,000) cân, bằng đồng pha vàng.
Sức nặng của chuông được treo lên bởi một cột trục xà ngang bằng cây Thiết Mộc,
lớn hơn hai tay ôm. Ðến năm 1735 đời nhà Thanh, tòa nhà Tam Quan không còn như
trước, được xây cất lại với tường gạch, mái ngói cong, có ba cửa lớn ra vào.
Cửa chính giữa rộng lớn nhất, so với hai cửa trái phải. Phía trên cửa chính
giữa treo một bảng to lớn, sơn son thếp vàng với ba chữ "Thiếu Lâm
Tự" do bút tự của vua Khang Hy đời nhà Thanh. Bước vào cửa chính giữa của
Tam Quan, một pho tượng to lớn của ngài Di Lặc đang tươi cười chào đón, dọc lên
hướng Bắc dẫn đến Thiên Hoàng Cung thuộc dãy nhà thứ nhì là con đường chính
giữa rộng lớn lát gạch. Hai bên trái phải có hai con đường nhỏ, được ngăn cách
với con đường giữa bởi hai sân cỏ xanh tươi, phảng phất bóng mát của hàng cây
bạch qủa điểm thêm rừng bia đá thẳng đứng uy nghiêm lưu lại văn tự được khắc
bởi các danh tài qua nhiều đờ Ðường, Tống, Nguyên, Minh và Thanh.
Theo kiến trúc nguyên thủy, Thiên Hoàng Cung, Bảo Chánh Ðiện và Tàng Kinh Các, mỗi dãy đều có hai khu nhà ở hai bên cánh Ðông và Tây. Bên cánh Ðông, có các tòa nhà Tháp Chuông, nhà Vọng Lâu (để canh gác) và nhà Tiếp Tân Ðông. Bên cánh Tây có nhà Tháp Trống, Tổ Sư Ðường và nhà Tiếp Tân Tây. Tất cả ba dãy này đều bị thiêu hủy trong cuộc thánh chiến vào năm 1928. Dấu tích còn lại chỉ là những nền nhà và những tường gạch đá sụp đổ hoang tàn. Ngoài ra, bên cánh Ðông khu Thiên Hoàng Cung các di tích chỉ còn một pho tượng Phật cao lớn bằng sắt và một chiếc chuông to lớn bằng hợp kim bị rạn nứt, chuông này nặng độ 5,500 kí lô được đúc vào thời nhà Nguyên (1115 - 1234).
Khu Thiền Phòng thuộc dãy thứ năm gồm nhiều phòng riêng biệt, nơi cư ngụ của các tăng sĩ cũng như các thượng khách lưu lại thăm chùa. Trên tường cánh Ðông được gắn một bia đá lớn với chữ khắc: "Ðền Diện Bích", kế bên phải là chân dung ngài Huệ Khã, tổ sư Thiền Tông thứ ha sau Bồ Ðề Ðạt Ma với nét khắc điêu luyện, giá trị nghệ thuật của một danh tài thời Nam Tống.
Dãy thứ sáu là Ðạt Ma Ðường gồm có ba phòng lớn, kiến trúc bằng gạch và gỗ vào đời nhà Thanh. Phòng chính giữa là nơi thờ phượng Tổ sư Bồ Ðề Ðạt Ma với một pho tượng đứng cao lớn, uy nghiêm của ngài. Sau cùng, dãy nhà thứ bảy là Ðại Hùng Bảo Ðiện (hay Chư Phật Ðại Ðiện) rộng lớn và đồ sộ nhất được nằm trên một đại thế cao ráo nhất. Dãy nhà này được xây cất vào năm 1588 triều đại nhà Minh về sau được vua Càn Long nhà Thanh chỉ thị tu bổ vào năm 1736.
Theo kiến trúc nguyên thủy, Thiên Hoàng Cung, Bảo Chánh Ðiện và Tàng Kinh Các, mỗi dãy đều có hai khu nhà ở hai bên cánh Ðông và Tây. Bên cánh Ðông, có các tòa nhà Tháp Chuông, nhà Vọng Lâu (để canh gác) và nhà Tiếp Tân Ðông. Bên cánh Tây có nhà Tháp Trống, Tổ Sư Ðường và nhà Tiếp Tân Tây. Tất cả ba dãy này đều bị thiêu hủy trong cuộc thánh chiến vào năm 1928. Dấu tích còn lại chỉ là những nền nhà và những tường gạch đá sụp đổ hoang tàn. Ngoài ra, bên cánh Ðông khu Thiên Hoàng Cung các di tích chỉ còn một pho tượng Phật cao lớn bằng sắt và một chiếc chuông to lớn bằng hợp kim bị rạn nứt, chuông này nặng độ 5,500 kí lô được đúc vào thời nhà Nguyên (1115 - 1234).
Khu Thiền Phòng thuộc dãy thứ năm gồm nhiều phòng riêng biệt, nơi cư ngụ của các tăng sĩ cũng như các thượng khách lưu lại thăm chùa. Trên tường cánh Ðông được gắn một bia đá lớn với chữ khắc: "Ðền Diện Bích", kế bên phải là chân dung ngài Huệ Khã, tổ sư Thiền Tông thứ ha sau Bồ Ðề Ðạt Ma với nét khắc điêu luyện, giá trị nghệ thuật của một danh tài thời Nam Tống.
Dãy thứ sáu là Ðạt Ma Ðường gồm có ba phòng lớn, kiến trúc bằng gạch và gỗ vào đời nhà Thanh. Phòng chính giữa là nơi thờ phượng Tổ sư Bồ Ðề Ðạt Ma với một pho tượng đứng cao lớn, uy nghiêm của ngài. Sau cùng, dãy nhà thứ bảy là Ðại Hùng Bảo Ðiện (hay Chư Phật Ðại Ðiện) rộng lớn và đồ sộ nhất được nằm trên một đại thế cao ráo nhất. Dãy nhà này được xây cất vào năm 1588 triều đại nhà Minh về sau được vua Càn Long nhà Thanh chỉ thị tu bổ vào năm 1736.
Phía bên trái Tam
Quan, dọc về hướng Tây Bắc có một con đường nhỏ dài khoảng một ngàn thước dẫn
đến một rừng bảo tháp bằng gạch đá nhiều tầng cao thấp, lớn nhỏ với những khối
hình trụ khác nhau: vuông, chữ nhật, tròn, tứ giác, lục giác và bát giác. Tất
cả có khoảng hai trăm ba chục (230) bảo tháp. Ngọn cao nhất 15 thước, thấp nhất
là 2 thước là những mộ phần, chứa tro tàn sau khi hỏa táng thân xác các vị cao
tăng danh tiếng, từ thời nhà Ðường cho đến các triều đại về sau và khi chúng
tôi đến có tháp mới xây cách đây vài năm. Tháp cổ nhất có lẽ cùng tuổi với chùa
nghĩa là xây cách nay hơn 1,500 năm đã lún muốn sụp, người ta phải dùng cây
chống đở. Cổng chính của khu rừng bảo tháp được đánh dấu bởi hai tòa bảo tháp
tứ giác cao lớn, thờ pho tượng cao lớn của Ðức Phật Thích Ca trong tháp bên
trái và tượng của ngài Di Lặc trong tháp bên phải.
No comments:
Post a Comment