XÂY NHÀ TRÊN MỘT LÔ ĐẤT TRỐNG Ở MỸ
Bài và hình: TRINH HAO TAM
Thấy người ta quảng cáo bán một lô đất trống, muốn
mua để xây một căn nhà đúng theo ý thích của mình. Ở Mỹ vấn đề sẽ như thế nào?
Với 21 năm làm việc trong thành phố Ontario Nam California tôi có một ít kinh
nghiệm sau đây xin chia sẻ cùng các bạn nhất là những người ở VN muốn lập nghiệp
ở Mỹ.
Nên nhớ là xây một căn nhà không vẫn chưa có thể ở
được mà phải có hệ thống cấp và thoát nước. Phải có ga khí đốt, điện, điện thoại,
internet, cáp truyền hình, đường xá, đèn đường, cống thoát nước mưa v.v…Tức là
những tiện nghi thuộc hạ tầng dưới đất. Vì vậy nếu một lô đất trống đã có sẵn
những thứ đó thì rất tiện, đỡ tốn tiền bạc và công sức vì chi phí để kết nối
vào những thứ này rất cao và nhiều thành phố không cho xây cất nếu không có sẵn
các hệ thống này.
Để nhận biết miếng đất trống ấy có hệ thống tiện ích
công cộng này chưa, ta có thể vào tòa thị chính để hỏi hoặc quan sát những căn
nhà xung quanh đó. Hệ thống cung cấp nước sạch được nhận ra bằng cách tìm xem đồng
hồ nước nằm ở đâu, thường nằm bên ngoài miếng đất và cạnh lối đi bộ hành gần lề
đường. Trên mặt đường xe chạy ống nước được đánh dấu bằng những valve có nấp
tròn có chữ “water” và những vòi nước chữa cháy (fire hydrant). Ống cống thoát
nước dơ như bồn rữa chén, nhà tắm, cầu tiêu được đánh dấu ngoài đường bằng những
“manhole” có nấp đậy tròn lớn bằng kim loại mà nhân viên có thể chui xướng đó để
khai thông hay sửa chữa. Trên nấp manhole có chữ “sewer” hay SD (storm drain) nếu
là cống thoát nước mưa. Nên nhớ rằng nước dơ như cầu tiêu đều chảy thẳng ra ống
cống và đi xuống nhà máy lọc để xử lý trước khi thãi ra biển. Còn ở VN cầu tiêu
hầu hết đều chứa trong hầm cầu tự hoại, vài năm mướn xe bồn hút một lần. Nếu hầm
tự hoại rò rĩ, nước dơ sẽ ngấm vào lòng đất chảy vào các giếng nước hay ra sông
rạch. Mất vệ sinh và gây nhiều bịnh truyền nhiễm như dich tả, kiết lỵ v.v…
Những hệ thống khác như điện, điện thoại, khí đốt hỏi
ở tòa thị chính hoặc liên lạc các hãng cung cấp.
Cách sử dụng đất các thành phố đều chia ra nhiều khu
vực khác nhau gọi là Zone như khu dân cư, khu thương mại, khu kỹ nghệ, khu nông
nghiệp…Khu thương mại, kỹ nghệ thì không được ở.
Khi xây cất một căn nhà phải nộp bản vẽ cho thành phố
để họ tra cứu xem có đúng tiêu chuân an toàn hay không? Có xây cất lấn sang các
bất động sản khác hay trên phần đất dùng cho tiện ích công cộng hay không? Thí
dụ như phần đất dưới đó chôn cống thoát nước, phần đất này gọi là “public
easement” tuy nằm trong bất động sản của mình nhưng mình không được xây bất cứ
một thứ gì trên đó vì tương lai họ còn phải bảo trì đường ống đó.
Trong bản vẽ phải ghi cao độ mặt đất trước và sau
khi xây gọi là “grading”, đào đất bỏ đi hay đấp thêm nền nhà để tránh ngập lụt
khi mưa. Chẵng những tránh ngập cho nhà mình mà không được thoát nước qua các
nhà xung quanh.
Đại khái công việc khá chuyên môn cần phải mướn những
nhà xây cất chuyên nghiệp có license giấy phép, bảo hiểm. Họ có liên hệ với các
văn phòng Engineering Consultant để đo đạc cao độ và thiết kế bản vẽ.
Nhiều năm trước đây có một số người mua đất rất rẻ từ
những vùng sa mạc trống vắng, người bán cho rằng đầu tư vài năm sau sẽ lên giá
vì thành phố có những kế hoạch phát triển những khu vực đó. Mua xong chờ hoài
không thấy lên giá mà mỗi năm phải mướn xe ủi đất vào phát hoang diệt cỏ. Nên
biết rằng các thành phố không “thích” mỗi người tự xây nhà đơn lẽ vì sẽ làm xấu
đi thành phố mà họ muốn các công ty xây cất xây một lần nguyên cả khu cộng đồng
hàng trăm căn. Đường xá, cống rảnh, đèn đường, công viên…các công ty này xây
đúng theo tiêu chuẩn thành phố. Khi xây xong nhà bán hết, các công trình công cộng
đường xá, công viên sẽ thuộc về thành phố. Nhà nước không đứng ra xây, các công
ty tư nhân làm, nhà nước là thành phố chỉ giám sát, theo dõi xem làm có đúng
hay không mà thôi.
Đất trống trong một khu dân cư đã có sẵn ga, điên nước
rất khó tìm, ta có thể mua một miếng đất có một căn nhà cũ kỷ rồi phá đi. Đừng
tiếc mà xây lại một căn nhà mới hoàn toàn theo ý thích. Kiểu mới, vật liệu xây
cất mới, an toàn, bền bĩ lại tiết kiệm chi phí sưỡi ấm hay làm mát căn nhà.
Ở VN “đất đai là của toàn dân, nhà nước chỉ quản lý” nên cần phải có sổ đen, sổ đỏ. Ở Mỹ nhà cửa đất đai là tài sản vĩnh viễn thuộc về quyền sở hữu của mình. Sở thổ trạch nhà nước ở County chỉ Record (tàng trữ) các văn tự đo đạc mua bán, thế chấp đất đai với nhau mà thôi chứ họ không có chức năng ban phát cấp quyền sở hữu cho ai hết. Tranh chấp nợ nần chỉ có tòa án mới có quyền phân xử mà thôi. Mua bán bất động sản cần phải thuê văn phòng Escrow là trung gian giữa hai bên, họ biết những nợ nần tranh chấp, họ làm hết các thủ tục giúp cho việc mua bán êm xuôi trôi chảy. Có người chồng tiền đủ mà nhà sang tên không được vì chủ trước còn thiếu nợ một ngân hàng chỉ vì không qua Escrow! Bài này viết ra chỉ với thiện chí chứ không có ý khoe khoang hiểu biết gì đâu!
No comments:
Post a Comment