CHƯƠNG 20
HOA THANH TRÌ Ở TÂY AN
Tọa lạc ở chân núi phiá Bắc
của ngọn Ly Sơn (Mt. Lishan) trong huyện Lâm Ðồng (Lintong) tỉnh Thiểm Tây và
cách Tây An 30 km (18.6 miles), Hoa Thành Trì là một quần thể cung điện được
xây từ thời Ðường Minh Hoàng (Tang Xuan Zong) (năm 685-762) cạnh dòng suối nước
nóng Hoa Thanh là nơi nghỉ mát của Dương Qúy Phi (Yang Qui Fei), một cung phi
nhan sắc tuyệt vời mà Ðường Minh Hoàng rất sủng ái. Vì say mê người đẹp mà vua
Ðường ca hát đàn múa suốt ngày, bỏ bê việc nước, khiến dân chúng lầm than, quốc
gia lụn bại. Cuối cùng ông bị phản tướng An Lộc Sơn rượt chạy vào đất Thục,
triều thần cùng bôn tẩu với ông buộc tội Dương Qúy Phi và anh em nàng thao túng
gây nên thảm cảnh này. Không cứu nàng được, ông đành nuốt lệ để Dương Qúy Phi
treo cổ trên cành cây bằng một dãy lụa trắng.
Rời khu lăng mộ Tần Thủy
Hoàng đã 3 giờ chiều, xe đưa chúng tôi đến Hoa Thanh Trì cách đó không xa.
Trước cổng tam quan dùng làm nhà bán và soát vé là bãi đậu xe, những xe buýt
đậu hàng dài và du khách ngoại quốc, du khách nội địa tấp nập tới lui, đông vui
như ngày hội. Trên cổng tam quan có bảng đề 3 chữ “Hoa Thanh Chi” do nét bút tài hoa của nhà
thư pháp Trung Hoa là Guo Moruo vẽ, du khách sẽ được chào đón bằng hai cây tùng Cedar tàn rộng hình chóp nón. Qua
khỏi cổng tam quan, du khách sẽ bắt gặp một bức tranh khổng lồ điêu khắc trên
đá bạch ngọc diễn tả lại cảnh vua Ðường Minh Hoàng đang tiếp kiến Dương Qúy Phi
trong buổi yến tiệc với những cung tần mỹ nữ đang quây quần đàn hát ca múa vui
chơi. Bức tranh này do nhà danh họa Zhang Yiqian thích thú với chuyện tình của
vua Ðường mà cảm tác năm 1986 và được người ta phóng to trên đá bạch ngọc thành
một bức điêu khắc có kích thước chiều dài 9.15 mét và cao 3.6 mét.
Qua khỏi vài ngôi điện du
khách sẽ đến một sân rộng nhìn ra toàn cảnh một hồ nước và bên kia hồ là cung
điện tường tím mái vàng và phía xa nữa hậu cảnh là ngọn núi Ly Sơn dốc cao
thẳng đứng xum xê cây lá. Hồ có tên là Cửu Long Hồ do người đào rộng 5,300 mét
vuông là diện mạo chính yếu của Hoa Thanh Trì. Bên kia hồ là điện Hoa Thanh
Cung (Feishuang Hall) ở phiá Bắc, điện Yichun và Chenxiang ở cánh Ðông và Tây
cũng như hành lang chín khúc và chiếc
thuyền rồng bằng đá trắng. Ðiện Feishuang huy hoàng là chốn khuê phòng của
Dương Quý Phi và Ðường Minh Hoàng. Cảnh nơi đây rất đẹp vì có sơn thủy, lầu
các, hoa lá hữu tình lại thêm tượng Dương Qúy Phi, một trong bốn người đẹp
Trung Hoa thời cổ, phô bày thân thể ngọc ngà đứng bên bờ hồ miệng cười mời gọi.
Dương Quý Phi ở đây bằng bạch ngọc là một phụ nữ đứng tuổi có hơi đẩy đà da
thịt, tóc dài được vấn lên và hững hờ một dãy lụa mõng che phần thân thể cần
che. Người ta chụp hình nơi đây rất đông nhất là bức tượng Dương Quý Phi, cạnh
bờ hồ lại có những hàng liễu rũ và những chậu hoa cúc vàng.
Ði thêm một đoạn nữa về phiá Nam qua Thạch
Long Thuyền du khách sẽ thấy khu hồ tắm hoàng gia, hiện nay chỉ còn lại 5 hồ là
hồ Hoa Sen, hồ Haitang, hồ Shangshi, hồ Tinh Ðẩu và hồ Hoàng Tử. Hồ Tinh Ðẩu
không mái che và bốn bề trống trải người ta cho rằng là nơi tắm của nàng Dương
Qúy Phi. Không biết ngày xưa bể tắm nước nóng xa hoa lộng lẫy như thế nào nhưng
bây giờ trông giống như một lỗ cống khô cạn đen ngòm dưới đáy! Cạnh bể tắm
Dương Quý Phi là hồ tắm của vua Ðường Minh Hoàng lớn hơn hình hoa sen nên gọi
là hồ Hoa Sen có nước nhưng cũng thấy đen ngòm nước đọng ao tù!
Cạnh đó phiá bên ngoài nơi
một bể nước có hình hoa sen là vòi nước nóng phun lên dẫn từ trên suối xuống,
người ta sắp hàng mua vé 1 yuan để được rữa tay, rữa mặt bằng nước suối nóng có
khoáng chất dưỡng da và trị nhiều thứ bịnh. Ai vào rữa mặt cũng hớn hở vui
cười, có người còn uống một ngụm. Có tiếng người nói: “Biết đâu suối nước này
Dương Quý Phi tắm rồi xả ra? ” Ai nói gì thì nói thiên hạ vẫn nối đuôi vào rữa
mặt!
Hoa Thanh Trì là cung nghỉ
mát của vua Ðường Minh Hoàng và Dương Quý Phi. Ðường Minh Hoàng là tên mà người
đương thời tặng cho vua Huyền Tôn vì triều đại của ông rất sáng chói, rực rỡ
nhất của Trung Hoa về văn thơ, ca nhạc, điêu khắc, họa đều đua nhau phát triển
trong khoảng 40 năm. Thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị được dịch ra khắp các ngôn
ngữ, những nét chữ tài hoa, tươi mạnh trên các bức hoành, bức tranh, những
tranh sơn thủy màu sắc nhã, nét thật rõ, những tượng nhỏ bằng ngọc thạch...
được trưng bày trong các tàng cổ viện, các thư viện và được coi là những di sản
quí báu của nhân loại, tiêu biểu cho văn minh và văn hóa Trung Hoa. Tục lệ Tết
Trung Thu là do ông đặt ra sau một giấc chiêm bao mà ông cho rằng mình lên cung
trăng, vào nguyệt điện gặp Hằng Nga và xem các tiên nữ ca múa khúc nghê thường.
Ông lên ngôi năm 713, ở ngôi được 43 năm, là một vị hoàng đế rất tài hoa, yêu tất cả cái gì đẹp, có nhiều nghệ sĩ tính, biết làm thơ, đặt ra ca nhạc, vũ múa nhưng tầm thường về chính trị, có phần nhu nhược nên không được gọi là minh quân. Nghệ sĩ tính đó làm cho đời ông về già thật bi đát, dân chúng lầm than, quốc gia điêu tàn, và nhà Đường suy luôn, để rồi sau cùng bị diệt. Huyền Tôn thời gian đầu ông siêng năng, trừ bỏ những tệ chính đời Võ hậu, Vi hậu và được vài vị đại thần có tài giúp đỡ như Diêu Sùng, Tống Cảnh. Họ khống chế bọn quá nhiều quyền hành trong triều đình và thường can gián ông và ông cũng chịu nghe lời họ. Nhưng rồi ông hóa ra chơi bời xa xỉ, tên hoạn quan Cao Lực Sĩ được ông sủng ái, nắm hết quyền hành trong cung. Ở triều đình thì ông tin dùng Lý Lâm Phủ, một kẻ vô sở bất vi, tìm cách đưa nàng Dương Ngọc Hoàn vào hầu ông. Ngọc Hoàn vốn là dâu của ông, là vợ Thọ Vương Mạo, con trai ông. Nàng có sắc đẹp, thông minh, được sủng ái nhất trong cung, làm cho ông say đắm, mắc tội loạn luân, nặng gần bằng tội của Cao Tôn. Người ta gọi nàng là Dương Quí Phi và chép đời nàng rất nhiều trong truyện và tuồng, người thì thương cho cái chết của nàng, người thì trách nàng gây ra tất cả những cảnh khổ ở cuối đời Huyền Tôn. Điều đó chỉ đúng một phần. Nàng đưa anh ruột, Dương Quốc Trung, vô triều đình làm hữu tướng, cùng với Lý Lâm Phủ quyết định mọi việc trong nước. Ba người em gái nàng, đều đẹp, lanh lợi, khôn khéo, với hai người em trai nàng đều được phong tước, sống một cách đế vương, có dinh thự, ngựa xe.
Thời đó bộ lạc Thổ Phồn mạnh lắm, từ đời Võ Hậu thường vào cướp phá biên giới, có khi xâm lấn nữa, triều đình phải chinh phạt nhiều năm, tốn kém khá nhiều. Một tướng có tài cầm quân dẹp giặc là An Lộc Sơn (mẹ là người Đột Quyết, cha là người Hồ) nên được kiêm chức tiết độ sứ (võ quan giữ một miền ở biên cương) hai nơi. Lúc đó triều đình có hai phe, một phe thân Đột Quyết gồm họ Lý (họ nhà vua), một phe của giới sĩ tộc, chống lại phe trên. Lộc Sơn đứng về phe họ Lý, đúng hơn là muốn lợi dụng phe đó để mưu đồ riêng cho mình. Hắn xin về làm quan ở triều để gây thế lực. Hắn khéo phụng sự Lý Lâm Phủ và Dương Quí Phi, xin làm con nuôi Quí Phi, tự do ra vào trong cung cấm, có nhiều hành động không tốt. Dương Quốc Trung ngờ hắn có ý làm phản, tâu với Huyền Tôn, ông không nghe. Khi Lý Lâm Phủ chết, Dương Quốc Trung mưu mô gạt phe họ Lý đi mà nắm hết quyền hành, như vậy là chống với An Lộc Sơn. Lộc Sơn bèn cử binh làm phản, đem bộ lạc và quân Khiết Đan, tất cả 15 vạn, từ Phạm Dương (nay ở Tây Nam Bắc Kinh) kéo về Nam, không gặp một sự kháng cự nào cả (vì quân đội các châu quận sau một thế kỷ hòa bình không biết chiến đấu nữa) chiếm Hà Bắc, Hà Nam, hãm thành Lạc Dương (755) tự xưng là Yên đế (hoàng đế nước Yên). Một đạo quân của triều đình do Quách Tử Nghi (người Trung Hoa) và một đạo nữa do một tướng Đột Quyết cầm đầu xông ra chặn An Lộc Sơn; đạo quân của Quách thắng, còn đạo quân kia có nhiệm vụ bảo vệ Tây Kinh (Tràng An) thì thua, viên chỉ huy bị bắt. Lộc Sơn chiếm luôn được Tràng An.
Huyền Tôn, Dương Quí Phi,
Dương Quốc Trung với 1.000 cấm binh phải bỏ kinh đô chạy trốn vào đất Thục,
miền Tứ Xuyên. Thái tử chạy về phía Tây bắc Thiểm Tây. Đường vô Thục hiểm trở,
bọn cấm binh chán nản, tới Mã Ngôi, tướng sĩ đều ta oán, không chịu đi nữa. Họ
nổi loạn, giết Dương Quốc Trung và hai người em gái của Quí Phi, rồi hăng máu,
đòi chém luôn cả Quí Phi nữa, cho rằng mọi sự tại nàng và anh em nàng hết.
Huyền Tôn đứt ruột mà không thể cứu nàng được, đành để cấm binh buộc nàng phải
tự treo cổ trên một cành cây bằng một tấm khăn lụa trắng. Thật là một bi kịch
chưa từng thấy trong lịch sử, được Bạch Cư Dị chép lại trong bài Trường hận ca,
và các văn nhân thời sau đưa lên sân khấu. Đoàn vua tôi nhà Đường lủi thủi tiến
vô Thành Đô (Tứ Xuyên). Từ đó Huyền Tôn nhường ngôi cho con mà làm Thái Thượng
Hoàng, sống âm thầm cho tới chết.
Thái tử lúc đó ở Thiểm Tây, lên nối ngôi, tức vua Túc Tôn, cùng với hai tiết độ sứ trung quân là Quách Tử Nghi và Lý Quang Bật, luyện binh để dẹp giặc. Ông sai sứ mượn binh của nước Hồi Hột, sai Quách và Lý điều khiển. May sao, phía giặc chẳng bao lâu có một nội loạn: Lộc Sơn bị con là Khánh Tự giết, quân của Quách, Lý đại thắng, thừa thế thu phục lại được hai kinh đô Tràng An và Lạc Dương. Một tướng của giặc là Sử Tư Minh về hàng, Khánh Tự như cua mất càng, chạy trốn. Sử Tư Minh được Túc Tôn cho làm tiết độ sứ ở Phạm Dương. Lúc đó Khánh Tự thất thế, xin Tư Minh che chở cho, bị Tư Minh giết. Thấy thế của mình đã mạnh, Tư Minh tự xưng là hoàng đế nước Đại Yên, lại đem quân chiếm Lạc Dương, không bao lâu lại bị con là Triều Nghi giết.
Năm 762, Huyền Tôn và Túc Tôn đều chết cách nhau ít tháng. Quân cứu viện của Hồi Hột (toàn là kị binh) thắng được Triều Nghi, lấy lại Lạc Dương. Đại Tôn lên ngôi. Loạn An, Sử (tức An Lộc Sơn và Sử Tư Minh) chấm dứt. Chỉ trong có 7 năm (755-762) mà Trung Quốc bị tàn phá không tưởng tượng nổi. Sử chép dân số giảm đi tới hơn 2/3, tức 53 triệu xuống còn 17 triệu. (Tài liệu tham khảo từ Sử Trung Quốc của Nguyễn Hiến Lê).
Thái tử lúc đó ở Thiểm Tây, lên nối ngôi, tức vua Túc Tôn, cùng với hai tiết độ sứ trung quân là Quách Tử Nghi và Lý Quang Bật, luyện binh để dẹp giặc. Ông sai sứ mượn binh của nước Hồi Hột, sai Quách và Lý điều khiển. May sao, phía giặc chẳng bao lâu có một nội loạn: Lộc Sơn bị con là Khánh Tự giết, quân của Quách, Lý đại thắng, thừa thế thu phục lại được hai kinh đô Tràng An và Lạc Dương. Một tướng của giặc là Sử Tư Minh về hàng, Khánh Tự như cua mất càng, chạy trốn. Sử Tư Minh được Túc Tôn cho làm tiết độ sứ ở Phạm Dương. Lúc đó Khánh Tự thất thế, xin Tư Minh che chở cho, bị Tư Minh giết. Thấy thế của mình đã mạnh, Tư Minh tự xưng là hoàng đế nước Đại Yên, lại đem quân chiếm Lạc Dương, không bao lâu lại bị con là Triều Nghi giết.
Năm 762, Huyền Tôn và Túc Tôn đều chết cách nhau ít tháng. Quân cứu viện của Hồi Hột (toàn là kị binh) thắng được Triều Nghi, lấy lại Lạc Dương. Đại Tôn lên ngôi. Loạn An, Sử (tức An Lộc Sơn và Sử Tư Minh) chấm dứt. Chỉ trong có 7 năm (755-762) mà Trung Quốc bị tàn phá không tưởng tượng nổi. Sử chép dân số giảm đi tới hơn 2/3, tức 53 triệu xuống còn 17 triệu. (Tài liệu tham khảo từ Sử Trung Quốc của Nguyễn Hiến Lê).
Trên ngọn núi Ly Sơn cây cối
um tùm có những hang động và một tòa lô cốt như tháp canh ngày xưa xây bằng đá
đó là Pháo Hỏa Đài. Cũng tại nơi đây trước Đường Minh Hoàng hơn 1,500 năm, vào
thời Đông Chu Liệt Quốc (thế kỷ thứ 8 trước Tây lịch), Chu Ưu Vương vua thứ 12
vì mê nàng Bao Tự bị rợ Khuyển Nhung ở phiá Tây vào chiếm kinh đô rồi giết.
Tương truyền vào thời đó mỗi khi có một rợ nào đến tấn công thì quân canh sẽ
nổi lửa trên Pháo Hảo Đài để các chư hầu gần đó tức thì đem binh về tiếp cứu.
Bao Tự vì nhớ nhà nên nét mặt lúc nào cũng ủ rũ, U Vương muốn thấy nàng cười
nên bày ra một kế là khi không nổi lửa lên trên Pháo Hỏa Đài, quân chư hầu vội
vàng tới, thấy tình hình yên ổn biết là bị gạt, xấu hổ và bực mình quay về. Bao
Tự thấy nét mặt thất vọng của họ mà cười lớn. U Vương thích lắm nụ cười Bao Tự.
Đến khi quân Khuyển Nhung tấn công thật, ông ta nổi lửa lên thì không chư hầu
nào tới cứu nữa! Cùng một nơi tại núi Ly Sơn này mà U Vương chết vì nụ cười Bao
Tự và Đường Minh Hoàng phải trốn vào đất Thục vì quý phi họ Dương. Thật là
những nhan sắc làm nghiêng thành đổ nước! Bài học sờ sờ trước mắt đó mà sau này
nhiều người vẫn còn dẫm lên vết xe cũ!
Cũng tại Hoa Thanh Trì núi Ly
Sơn này xảy ra một câu chuyện lịch sử đó là Biến Cố Tây An. Năm 1935 Nhật Bản
chiếm gần hết miền Hoa Bắc nên dân chúng chỉ mong chính phủ Tưởng Giới Thạch
đóng ở Nam Kinh và quân CS của Mao Trạch Đông đóng ở Diên An đừng chống nhau
nữa mà hợp tác để chống quân Nhật. Trương Học Lương được Tưởng Giới Thạch phái
lên đóng ở Tây An để bao vây quân CS. Trương thấy quân đội CS thay đổi khẩu
hiệu “Diệt Quốc Dân Đảng” thành “Đoàn kết để diệt Nhật” hơn nữa thấy đoàn quân
của họ ở Thiểm Tây, Cam Túc còn sống sót sau cuộc vạn lý trường chinh tinh thần
rất lên cao hăng hái kháng Nhật. Trương Học Lương muốn thuyết phục Tưởng Giới
Thạch nên đoàn kết với CS để chống Nhật. Tưởng không chịu và ngày 7-12-1936
Tưởng cùng vài viên tướng và 200 vệ binh bay tới Tây An để dò xét tình hình.
Trương Học Lương thuyết phục Tưởng suốt 3 ngày mà không kết quả. Đêm 11 tháng
12 Trương dùng 170,000 quân để bắt cóc Tưởng Giới Thạch đang nghỉ đêm trong một
ngôi chùa ở Tây An và vệ binh của ông ta bị giết sạch. Sáng ngày 12 Trương Học
Lương đem Tưởng về giam trên núi Ly Sơn ở Hoa Thanh Trì. Tin đó làm náo động
toàn quôc, người ta sợ ông bị giết khiến Trung Quốc lại có nội chiến nữa. Bà Tống
Mỹ Linh bay lên Tây An để chịu chung số phận với chồng.
Tưởng bị giam 14 ngày. Trong
thời gian đó Chu Ân Lai từ Diên An đến bàn tính với nhóm Trương Học Lương không
nên giết Tưởng mà chỉ cần buộc Tưởng chấm dứt nội chiến để cùng nhau kháng
Nhật, thả hết tù chíng trị, nhất là những tù binh CS. Tưởng đành phải hứa và họ
thả ông ra. Ngày 26-12 hai vợ chồng Tưởng bay về Nam Kinh. Trương Học Lương
nhận lỗi đã không giữ kỷ luật, sẵn sàng chịu tội và Tưởng đem Trương về giam ở
Nam Kinh và đến 25 năm sau mới thả ở Đài Loan!
Một điểm đáng nhớ là nhà vệ
sinh ở Hoa Thanh Trì mới xây lát bằng đá hoa cương sạch bóng, không một mùi hôi
và bên ngoài nhà vệ sinh là cửa hàng đồ lưu niệm bày trí rất đẹp. Từ ngoài nhìn
vào tưởng là cửa hàng hay một quán cà phê với bông hoa cây cảnh chứ không ngờ
là nhà vệ sinh công cộng. Tôi bầu chọn đây là nhà vệ sinh sạch nhất trong
chuyến du lịch Trung Quốc kỳ này. Nhìn lên núi Ly Sơn thấy những xe chạy bằng
dây cáp lên xuống trên ngọn núi, có lẽ chở du khách lên thăm Pháo Hỏa Đài nơi
Chu U Vương đốt lửa để nghe tiếng cười của Bao Tự hay lên thăm pháo đài nơi
giam Tưởng Giới Thạch? Trước mặt tôi tượng đá Dương Quý Phi đứng bên bở hồ phô
bày đường nét và miệng vẫn điểm một nụ cười cho hậu thế.
CAPTIONS:
5847 Cửa vào Hoa Thanh Trì
cung điện nghỉ mát của Đường Minh Hoàng và Dương Qúy Phi
5850 Lầu Hoa Thanh Cung phiá
sau là núi Ly Sơn
5851 Bức điêu khắc trên bạch ngọc diễn tả một tiệc cung
đình
5861 Tượng Dương Qúy Phi đứng
bên bờ hồ
5866 Rữa tay bằng nước suối
nóng với giá 1 yuan
5869 Bể tắm ngày xưa của
Dương Qúy Phi
No comments:
Post a Comment