CHƯƠNG 18
LĂNG MỘ TẦN THỦY HOÀNG Ở TÂY
AN (PHẦN 1)
Khu Lăng Mộ Tần Thủy Hoàng
(Qin Shi Huang) được xây vào năm 247 trước Công Nguyên ở vùng núi Lệ Sơn
(Leshan), huyện Lâm Ðồng (Lintong), tỉnh Thiểm Tây và cách Tây An 60 km về
hướng Đông. Sau khi đánh bại 6 nước, Tần Thủy Hoàng cho xây lăng mộ và chôn
châu báu tịch thu đuợc ở đây. Theo tập tục tùy táng ông còn cho chôn thêm hàng
ngàn tượng binh mã và tin rằng sau khi chết đi số binh mã đó sẽ theo hộ giá cho
ông ở thế giới bên kia. Công việc xây lăng mộ kéo dài 36 năm với 700 trăm ngàn
dân công là tù binh và nông dân. Tần Thủy Hoàng là một bạo chúa nhưng thống
nhất được Trung Hoa, thống nhất chữ viết, đơn vị đo lường và xây dựng nhiều
công trình vĩ đại trong đó có Vạn Lý Trường Thành.
Hôm nay là ngày thứ sáu
14-10-2005 chuyến Hoa du đúng một tuần kể từ ngày rời Los Angeles nhưng tưởng
chừng như cả tháng vì mỗi ngày đi quá nhiều nơi, mỗi đêm thường ngủ một chỗ
khác nhau. Nửa đêm tỉnh giấc không biết mình đang ở đâu? Cali lao động miệt
mài, sáng xách xe ra xa lộ theo dòng đời trôi nổi hay Bắc Kinh mâm cao cỗ đầy,
dựa ngữa ghế mây, ngao du sơn thủy, đêm về mõi chân có người...đấm bóp! Hoa Kỳ
là chốn kiếm tiền và Hoa du là dịp tiêu tiền, tiền tệ có luân lưu thì kinh tế
mới phát triển. Ngày nay du khách không những là sứ giả hòa bình giúp cho các
quốc gia hiểu biết cảm thông lẫn nhau mà du khách còn là những chiến sĩ trong
mặt trận “diễn tién hòa bình” gieo rắc tinh thần tự do dân chủ đến những chế độ
độc tài bưng bít. Nước nào mở cửa với thế giới tự do, chào đón du khách nước
ngoài thì kinh tế nước đó sẽ phát triển, dân trí lên cao và tự do dân chủ sẽ
đến. Ngày trước Ðặng Tiểu Bình khi bị nhóm giáo điều chỉ trích về chủ trương mở
cửa đã nói: “Khi mở cửa nhà thế nào ruồi muỗi cũng bay vào!”
Sau buổi ăn sáng với cháo
trắng cà phê xong, chúng tôi lại đi dạo một vòng trên những đường phố quanh
khách sạn để chờ giờ tập họp lên đường, xem buổi sáng đường phố cố đô Tây An
sinh hoạt ra sao? Trong những con hẻm tráng đá ghồ ghề có những quán cóc như ở
VN, các công tư chức dựng xe đạp ăn vội tô mì đen trước khi đến sở làm. Hướng
dẫn viên Ngô Nghị đến, mang tên đàn ông nhưng là một cô gái trẻ, khác với hôm
qua mặc váy đầm, hôm nay cô mặc quần jean đen áo lạnh cùng màu gọn gàng vì sẽ
đi rất nhiều nơi. Cô cho biết sáng sớm nên đi xem lăng mộ Tần Thủy Hoàng vì
trưa một chút sẽ đông du khách phải sắp hàng lấy vé rất mất thời giờ. Chúng tôi
lên đường, xe chạy về hướng Ðông ra ngoại ô ngang qua một làng đại học với
những cao ốc làm giãng đường và những ngôi nhà chung cư làm đại học xá cho sinh
viên. Cô cho biết các trường đại học ở Tây An rất nổi tiếng và học phí khá cao,
sinh viên phải đi làm thêm để có thu nhập mà sinh sống và đóng học phí vì đa số
đều tự lập, sống riêng không phụ thuộc vào cha mẹ.
Chúng tôi đi vào một vùng có
nhiều gian hàng bán trái cây địa phương như dưa hấu, hồng, lê, táo, dâu
tây...Ngô Nghị cho biết đất đai vùng Tây An rất màu mỡ khác với Hà Nam. Kế đến
là những cửa tiệm bày bán những tượng binh lính, quan viên, ngựa xe cỡ cao như
người thật là chúng tôi biết gần tới khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng rồi. Phiá Nam
có một dãy núi khá cao gọi là Lệ Sơn. Bên tay phải một khu đồi đất rộng màu
xanh cây cối và trên ngọn đồi thấp có một ngôi miếu mạo và du khách đi bộ lên
đó rất đông. Ngô Nghị cho biết đó là khu mộ chôn Tần Thủy Hoàng nhưng chưa biết
đích xác ngôi mộ nằm ở đâu trong khu đồi rộng đó mặc dù người ta đã khai quật
được những bức tường như hoàng thành và nhiều báu vật nhưng chưa đào được mộ
chôn Tần Thủy Hoàng. Tiếp tục đi về hướng Ðông 3 km nữa chúng tôi đến khu hầm
tùy táng chôn hàng ngàn tượng binh mã bằng đất nung, di tích này do một nông
dân khi đào giếng tình cờ khám phá và khu này tên gọi tiếng Anh là “Museum of
Qin Terra Cotta Warriors and Horses”.Thời cổ có tục tùy táng là khi vua chết
người ta chôn sống theo nhà vua, hoàng hậu, thứ phi và một số quan quân cận vệ
để theo hầu nhà vua bên kia thế giới. Ðến đời nhà Tần (221-206 BC) và Hán (208
BC-220 AD) bãi bỏ tục chôn sống mà chôn “nhọng” tức tượng người bằng đất nung
(như lăng mộ Tần Thủy Hoàng tại đây). Nhà Minh phục hồi lại chế độ chôn sống,
Chu Nguyên Chương chôn sống 38 người, Chu Ðệ chôn 16 người mà chúng tôi đã đi
xem Thập Tam Lăng Nhà Minh ở Bắc Kinh.
Tần Thủy Hoàng (Qin Shi
Huang), từng biết ông ta là một bạo chúa đốt sách, giết hại nho sĩ nhưng chưa rõ
lắm về thân thế, sự nghiệp và cuộc đời Tần Thủy Hoàng. Ðọc lịch sử Trung Quốc
được biết Tần Thủy Hoàng không phải họ Tần mà là họ Triệu, tên thật là Triệu
Chính là con của Lã Bất Vi một thương buôn giàu có, chuyên buôn ngựa và buôn
luôn...cả vua, có hầu thiếp tài sắc vẹn toàn là nàng Triệu Cơ. Khi biết Triệu
Cơ mang thai, Lã Bất Vi đem dâng nàng cho một thái tử của nhà Tần. Thái tử đó
sau về nước Tần làm vua, phong cho Lã làm tể tướng. Sau nàng hầu Triệu Cơ sinh
con trai, vua Tần cho nối ngôi, tức Tần Thủy Hoàng. Hồi Tần Thủy Hoàng còn nhỏ,
Lã nhiếp chính cố vấn cho vua. Ðó là lần đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa, một
thứ dân con buôn được cầm quyền nhiếp chính, nhờ ông ta cũng có học chút ít.
Lớn lên Tần Thủy Hoàng bãi chức ông ta mà dùng Lý Tư. Trong thời làm tể tướng,
Lã cho các môn khách học sĩ chung nhau soạn bộ Lã Thị Xuân Thu, gần như một tư
tưởng, học thuật cuối thời Chiến Quốc.
Theo Sử Trung Quốc của Nguyễn Hiến Lê: “Thời Chiến Quốc mỗi miền có một ngôn ngữ, người nước Yên không hiểu tiếng nước Sở, người nước Triệu không biết tiếng nước Việt mà ngày nay cũng còn tình trạng người Quảng Đông ít học không hiểu nổi tiếng Bắc Kinh. Một viên quan Tần phải đi cai trị một nước khác, không hiểu ngôn ngữ nước đó thì khó làm tròn nhiệm vụ được. Ngay đến chữ viết cũng vậy. Những gì thiên tử nhà Chu thông báo cho các chư hầu đều viết bằng thứ chữ đại triện, nhưng thứ chữ đó không phổ biến và kẻ sĩ các nước thường dùng một lối chữ khác. Vì vậy tể tướng Lý Tư nghĩ tới việc thống nhất ngôn ngữ và văn tự. Chúng ta không biết ông thống nhất ngôn ngữ ra sao nhưng về văn tự thì ông giản dị hoá lối đại triện, quy định một lối viết khác gọi là tiểu triện và lối này thành thông dụng trong toàn cõi Trung Hoa. Ông lại thống nhất các dụng cụ cân lường đo đếm (cả nông cụ, cày bừa...) như vậy để dễ tính thuế và thu thuế. Thuế trả bằng lúa, phải dùng thuyền, xe chở lại các quận và kinh đô. Cho nên lại phải thống nhất khoảng cách giữa hai bánh xe (xe đồng quy) nếu không thì những xe quá lớn vào những đường nhỏ không được.
Quan trọng nhất là thống nhất tư tưởng. Về điểm này hai pháp gia Lý Tư và Hàn Phi chịu ảnh hưởng của Mặc Tử. Mặc Tử trước kia đã chủ trương "thượng đồng", nghĩa là bắt dân phải tán đồng lẽ phải với người trên, phải cùng một quan niệm tốt xấu với người trên. Không ai được có chủ trương riêng khác với chính sách của triều đình. Tần Thủy Hoàng ghét nhất bọn nho sĩ, triết gia mở trường tư dạy đạo lý, chỉ trích chiến tranh và hình pháp tàn bạo. Tần chỉ muốn nhồi nặn dân chúng cho thành dễ bảo, có kỷ luật. Tư do tư tưởng, tự do ngôn luận là tội nặng nhất. Tứ thư và ngũ kinh của đạo Nho bị coi là cực kỳ phản động vì khiến dân nhớ tiếc trật tự cũ của chế độ phong kiến. Năm 213 trước công nguyên, theo đề nghị của Lý Tư, Thủy Hoàng ra lệnh "đốt sách và chôn nho": đốt hết các bản tứ thư, ngũ kinh và bách gia chư tử trong dân gian, chỉ giữ lại một bản tàng trữ trong thư viện của triều đình. Các bộ sử của lục quốc cũng phải đốt hêt, chỉ được giữ những sách về kỹ thuật, như sách thuốc, sách trồng trọt, sách bói... Kẻ nào không tuân lệnh mà lén lút giữ thì bị kết tội là phản quốc. Có người phải giấu sách vào trong tưởng, có người lại ráng học thuộc lòng thư và kinh để truyền miệng lại đời sau. Năm chục năm sau (đời Hán) lệnh triệt thư đó mới bãi bỏ, không ai còn có thể nhớ đúng tứ thư, ngũ kinh cả. Còn bản cất trong thư viện triều đình thì đã bị đốt theo với Hàm Dương trong cuộc cách mạng của nông dân cuối đời Tần. Do đó mà sách đời Tiên Tần mất rất nhiều, cuốn nào còn lại thì cũng bị thêm bớt, sửa chữa, khó tin được là chính xác, lại thêm nạn nguỵ thư, người đời sau viết mà mượn tên người đời trước, để cho tác phẩm của mình có giá trị, như bộ Quản Tử chẳng hạn. Số nhà Nho bị chôn sống ở Hàm Dương là 460 người. Sau mỗi ngày một đông, đều bị đày ra ngoài biển. Các trường tư bị dẹp hết. Dân muốn học thì phải học các quan (bác sĩ) của triều đình, mà chỉ được dạy cho mỗi môn là pháp luật của quốc gia.”
Lịch sử luôn tái diễn, sau
này Mao Trạch Đông cũng bắt chước Tần Thủy Hoàng phát động cuộc cách mạng văn
hóa, đốt sách, giết trí thức đồng thời thanh trừng nội bộ, tiêu diệt những
người chống lại ông ta. Sau đó chư hầu của Mao ở Cam Bốt là Pon Pốt năm 1975
cũng tàn sát hàng triệu đồng bào của mình.
Tần Thủy Hoàng sau khi gồm
thâu lục quốc, diệt nhà Châu lên ngôi Hoàng đế, lập nên một công nghiệp chưa
từng có, chưa từng thực hiện được ở các triều Đại vương, Bá tước. Công nghiệp
của người họ Triệu này đã xây dựng trên xương, nước mắt và vô số tài sản và
sinh mạng của nhân dân Trung Hoa thời đó. Được Lý Tư một tướng quân mưu lược,
Tần Thủy Hoàng thực hiện sự thống nhất và thay đổi toàn bộ cơ chế nước Tàu. Tần
Thủy Hoàng cai trị dân dưới một nền tảng pháp trị khắc nghiệt của Lý Tư, gom
tất cả vũ khí và kho báu của thiên hạ về kho của nhà Tần, bắt tất cả gái đẹp
của lục quốc về Hàm Dương. Xử “Thiếu” bọn tù phạm 70 vạn người về xây lăng mộ ở
núi Lệ Sơn và cung A Phòng chứa đựng kho tàng, chôn sống cung tần mỹ nữ và tất
cả đoàn người xây lăng mộ để giữ bí mật. So với việc xây Vạn Lý Trường Thành
thì đây là một công trình lớn trong hàng ngàn công trình khác của nhà bạo chúa
nổi tiếng này.
Lúc về già, Tần Thủy Hoàng thích đạo Lão, xưng mình là “Chân Nhân” cho người ra đảo tìm tiên kiếm thuốc trường sinh bất tử. Cao vọng tột bậc, xưng hiệu là Thủy Hoàng là ông vua đầu tiên trong thiên hạ, rồi truyền ngôi cho con là Nhị Thế, Tam Thế... cho đến vạn vạn Thế...Tuy nhiên khi Thủy Hoàng vừa tạ thế trên đường đi tuần thú, thì công nghiệp đó đã bắt đầu sụp đổ một cách nhanh chóng. Một cuộc cách mạng do nông dân khởi nghĩa lạnh tụ là Trần Thắng, rồi đến Sở Bá Vương Hạng Võ, Hán Vương Lưu Bang cùng với các bậc anh tài như Phạm Tăng, Trương Lương, Tiêu Hà Phàn Khoái và Hàn Tín v.v... nổi lên diệt bạo Tần. Khi Hạng Võ mang chư hầu về tranh công của Lưu Bang là người đã vào cung điện Hàm Dương trước, Hạng Võ lên làm Tây Sở Bá Vương bèn tìm kho báu của nhà Tần, cho quật mộ Tần Thủy Hoàng và đốt cung A Phòng lửa cháy 3 tháng trường mới tắt!
Khu bảo tàng tượng binh mã
Tần Thủy Hoàng rộng lớn, sân cảnh được chăm sóc cẩn thận, cây cối xanh tươi và
các kiến trúc có vẻ tân tiến. Mới 9 giờ sáng mà du khách da trắng đã xuất hiện
từng đoàn. Sau khi qua cổng soát vé là đến khoảng sân rộng và kiến trúc đầu
tiên là Hầm Chôn Số 1 (Pit No.1) có mái che hình cánh cung, chiều dài nằm theo
hướng Ðông Tây là 230 mét, chiều ngang 62 mét theo hướng Nam Bắc. Kiến trúc rất
hiện đại có sườn nhà bằng sắt chống đỡ mái nhà rộng mà không cần một cây cột
nào ở giữa. Chúng tôi vào bên trong, từ nơi cửa vào nhìn xuống là hàng ngàn
tượng đất nung màu xám tro ửng hồng có kích thước bằng người thật (to hơn người
VN) đứng thành từng hàng trong những nhóm cách nhau là những mô đất chưa đào.
Những tượng gồm có quan văn, binh lính và ngựa không tượng nào giống tượng nào,
đuợc nắn một cách nghệ thuật, có nét mặt thư thái, vui tươi. Ba nhóm tượng mặt
hướng về hướng Ðông là những đội quân tiền phong (thời kỳ ấy các triều đại đều
muốn mở mang đất đai về hướng Ðông là hướng ra biển). Mỗi nhóm có 70 người,
tổng số là 210 quân sĩ. Ðội quân hậu vệ đi cuối ở về cánh Tây trang bị bằng
cung nỏ. Tổng số tượng ở Hầm Chôn Số 1 trên 6,000 tượng đứng trên nền nhà bằng
gạch nung đen cách mặt đất 5 mét. Hầm chôn tượng có nóc phiá trên bằng gỗ và
đất. Có 5 cửa đường dốc xuống hầm và những cửa này có khung bằng gỗ. Ngày xưa
sau khi chôn tượng xong, hầm chôn hoàn tất người ta đã trám cửa kín lại và phủ
đất lên trên tất cả nóc hầm. Hầm Chôn Số 1 rộng 14,260 feet vuông, rộng nhất
trong 3 hầm và được xây hơn 200 năm trước công nguyên tức cách nay 2,200 năm.
CAPTIONS:
5794 Cổng vào khu hầm tùy
táng gần mộ Tần Thủy Hoàng
5795 Tượng binh sĩ mặc áo
giáp trong thế qùy
5797 Tòa nhà mái vòng cung
che hầm chôn số 1
5801 Các tượng binh lính bằng
đất được chôn cách nay 2,200 năm
5802 Quang cảnh trong khu hầm
chôn số 1 có trên 6,000 tượng
No comments:
Post a Comment