![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgMQ6j6e2f7DUR_uUI0JREUtp3xNcMWoi7EdYUAfpZAN4-M3NLpKR5Ewce6EFdEpWFH6HrxvXSv-6_eSqYDWbJs9-v1zB_TFBEAhFCLBHm9uKUetYGA3tth6jsTyRcbh7TgqTIvfRkHzkQ/s320/BiaVN.jpg)
Đọc Ký Sự Du Lịch
Trên Những Nẻo Đường Việt Nam
của Trịnh Hảo Tâm
Minh Tâm
Tôi là một người ham du lịch. Hàng tuần tôi đều theo dõi báo Người Việt để đọc những bài viết của các tác giả khác nhau kể cho chúng ta nghe về những cuộc du hành của mình. Trong các tác giả đó, anh Trịnh Hảo Tâm nổi bật với những bài viết rất sinh động và lôi cuốn về những chuyến du lịch khắp nơi. Tôi đã say mê theo chân tác giả đi thăm Thái Lan, Hawaii, Canada, Mỹ, Việt Nam ... Cầm quyển sách đầu tay của anh với tựa đề “Trên Những Nẻo Đường Việt Nam” (TNNĐVN) tôi đã nhanh chóng đọc một ‘lèo” cho tới hết.
Tôi cũng là người thích đọc sách. Mỗi khi tìm được một quyển vừa ý thì mê lắm. Thế nhưng mấy năm gần đây, tìm được một quyển vừa ý không phải dễ dàng bởi vì người đọc đã ít mà người viết lại càng ít hơn. Rồi in ấn và phát hành sách cũng là một chuyện khó khăn và phức tạp. TNNĐVN ra đời đã làm sôi động đôi chút thị trường chữ nghĩa vốn rất èo uột tại hải ngoại nầy.
Sách viết về hai chuyến du lịch Việt Nam năm 2000 và năm 2004 của tác giả. Lần thứ nhứt anh đi theo tour, lần thứ hai tác giả và gia đình tự đi. Anh đã có dịp đi từ Bắc vào Nam, thăm Hà Nội 36 phố phường, viếng vịnh Hạ Long đẹp như tranh vẽ, bay vào Huế ngắm đất thần kinh đầy thơ mộng cổ kính, rồi về quê hương Trà Vinh của anh nơi tác giả đã sống trong thời niên thiếu. Trong chuyến thứ hai, tác giả đã từ Sài Gòn ra miền Trung để tắm biển Mủi Né, Nha Trang, rồi lên thăm xứ hoa đào Đà Lạt. Ở mỗi nơi, tác giả kể cho ta nghe về lịch sử của từng di tích, những món ăn ngon, cách sinh hoạt của dân địa phương ... Nếu bạn chưa có dịp về quê hương, hay nếu đã về nhưng không có dịp đi đó đây thì sách sẽ giúp đưa bạn đi du lịch khắp ba miền với đầy đủ chi tiết bởi vì anh có một cách kể chuyện rất sinh động, lôi cuốn. Trong sách còn có hơn 100 hình ảnh mà tác giả đã có chụp trong hai chuyến đi trên. Tuy in đen trắng , nhưng những hình ảnh nầy cũng minh hoạ rất rõ ràng những cảnh đẹp mà tác giả đã đi qua.
Tác giả làm việc trong ngành công chánh, do nhu cầu công tác nên khi ở Việt Nam thì đã có dịp đi đây đi đó rất nhiều. Ra nước ngoài, sau khi ổn định cuốc sống thì anh cũng đã tham gia các sinh hoạt cộng đồng như trong Cộng Đồng Người Việt tại Pomona hay trong Ái Hữu Công Chánh hoặc Hội Đồng Hương Trà Vinh. Về mặt báo chí anh đã cộng tác với nhiều nhật báo, tuần báo tại Cali như Người Việt, Hồn Việt, Saigòn Times... Lửa Việt, Thời Báo (Canada) hay Ngày Nay (Houston, Texas). Qua đó đã cho thấy tác giả là một người từng trải và có kinh nghiệm trong sáng tác. Trước đây, trong ngành công chánh có học giả Nguyễn Hiến Lê là một cây bút viết du ký rất đặc sắc với những tác phẩm như Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười, Du lịch xứ chùa tháp .. Ông có nguyện vọng sẽ đi từ Nam ra Bắc để viết du ký về quê hương Việt Nam mà không thực hiện được. Nay chúng ta có Trịnh Hảo Tâm với ký sự nầy, hy vọng sẽ góp một phần vào việc thực hiện nguyện ước của ông.
Đọc TNNĐQH ta thấy tác giả kể chuyện thật dễ dàng và lôi cuốn. Khi xem những thắng cảnh, tác giả kể cho ta về lịch sử của các nơi đó giống như ta được một hướng dẫn viên du lịch nói cho mình nghe. Anh đã tạo “hồn” cho câu chuyện, cho địa danh. Thí dụ khi đi qua sông Bạch Đằng, anh kể cho ta nghe về chiến công của Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo. Nếu ta không biết điều đó thì khi đi qua bãi cọc vắng lặng, hoang sơ chắc ta sẽ không biết ở đó có một lịch sử oai hùng của dân tộc. Phải công nhận tác giả có tài kể chuyện vì anh có những ý tưởng rất phong phú, những nhận xét tinh tế và trí nhớ phi thường. Tôi cũng có dịp theo những tour như anh nhưng nếu biểu viết lại chắc chắn sẽ không thể nào đầy đủ và sinh động như vậy.
Viết về du lịch Việt Nam rất khó bởi vì mình dễ dàng đụng vào bên nầy hay bên kia. Tác giả đã tự đặt cho mình một cách viết đúng đắn là kể lại một cách trung thực, hay thì khen, dở thì chê, không thiên kiến, hận thù.
Một trong những yêu cầu quan trọng của chuyến du lịch là chỗ nghỉ ngơi tức là khách sạn. Anh cho biết nói chung các khách sạn ở Việt Nam khá tốt mà giá lại rẻ. Khách sạn lớn thì bày trí đẹp như ở nước ngoài. Khách sạn nhỏ lại có ưu thế là thân tình với khách. Điển hình là khách sạn Ngọc Dung tại Sài Gòn. Tác giả viết: ... “ các cô nhân viên khách sạn cũng như bà chủ đều thân tình niềm nở và vì khách sạn nhỏ nên họ nhớ từng người nên mình có cảm tưởng như ngụ ở nhà người thân chớ không phải khách sạn ...”
Đôi khi trong chuyến đi, anh cũng thấy những điều không vừa ý như khi thấy ông giám đốc một Trung Tâm Nhân Đạo mà lại xài quá sang:“ ... chiếc xe đắt tiền của ông giám đốc khá tương phản với đời sống của các em khuyết tật và thiện cảm dành cho ông cũng nhạt nhoà theo khói xe vừa rời bãi.. “ Đó là khi anh và phái đoàn ghé thăm Trung Tâm Nhân Đạo Hồng Ngọc nơi nuôi dưỡng các trẻ em khuyết tật.
Hoặc tác giả cũng tỏ ra chán nản khi người hướng dẫn tour cho biết là vé máy bay chuyến về của anh là vé “chờ” (stand by) chớ không phải là vé có ngày về đúng như dự tính. “Ông ta chắc là con cháu bà Triệu Ẩu !” Anh than như vậy. Đó là những trở ngại không nên có trong khi tổ chức du lịch. Làm như vậy chắc khách sẽ không dám giới thiệu tour cho người thân hay bạn bè của mình.
Đó đây trong tác phẩm, bạn cũng sẽ tìm thấy những nơi tác giả kết luận cho đoạn văn một cách châm biếm nhẹ nhàng. Thí dụ khi tác giả tả cảnh đi ăn chè ở Huế: ” ...Đã hơn chín giờ đêm, nên quán đã dẹp nhưng vì nể tình khách xa nên họ cũng bán nhưng bỏ túi nylon đem về. Tôi thì ăn luôn tại chỗ cho tiện bề sổ sách, cũng ngon vì nếp dẻo, đậu bùi, nước dừa béo và đường vừa ngọt. Nhưng quán có mùi .. chè thiu vì hàng đống chén chè chưa rửa mà chỉ có hai bé gái khoảng 13, 14 tuổi “ (làm việc nầy). Hoặc trong lần ăn cơm cung đình ở Huế, khi mấy người bạn trẻ than là “Tiệc vua gì ăn không no !” thì anh an ủi rằng: “Vua thường ăn rất ít, tàn tiệc mình ra ngoài kiếm bún bò Huế hay chè cháo ăn thêm !”.
Về thăm quê hương trong dịp Tết là điều mà bất cứ người Việt tha hương nào cũng mong muốn vì trong tâm tư mỗi người, ai cũng đều có biết bao nhiêu kỷ niệm ở quê nhà trong những ngày nầy. Tác giả cũng vậy, anh rất hồ hởi khi trở về ăn Tết trong năm 2000, nhưng sau khi đi thăm các nơi ở Trà Vinh anh lại cảm thấy lạc lõng và mong muốn trở lại Mỹ. Tâm trạng nầy giống như những người đi du lịch khá lâu thì lại nhớ nhà mặc dù trước khi đi thì rất náo nức, bồn chồn, mong muốn có một dịp nghỉ ngơi thư giãn.
Tôi có mấy người bạn hay đi du lịch, nhưng họ cho biết rằng :” Mình đi chơi khá nhiều, nhưng sau khi về vài năm sau thì quên hết.” Nay với những tác phẩm về du lịch lần lượt ra đời như TNNĐQH của Trịnh Hảo Tâm và các tác phẩm khác chắc chắn chúng ta sẽ có dịp đọc để nhớ lại chuyến đi của mình và những kỷ niệm nếu có.
Ra nước ngoài chúng ta có dịp đi chơi nhiều nơi trên thế giới, nhưng quê hương mình thì lại biết ít quá. Mấy năm gần đây, nhờ các đặc san của các hội đồng hương như Trà Vinh, Bình Dương, Bình Thuận, Tiếng Sông Hương, Tiền Giang Hậu Giang ... mà chúng ta đã đọc và học được nhiều bài viết về địa lý và lịch sử rất giá trị của những cây bút nổi tiếng của các địa phương. Riêng tôi nhờ đọc TNNĐQH mà biết thêm một số thắng cảnh của tỉnh Trà Vinh như Ao Bà Om, chùa Ang, biển Ba Động... cũng như phong tục của người Miên và các món ăn đặc sản của Trà Vinh... Nói chung bất cứ cuốn sách nào ta cũng tìm được rất nhiều điều để học.
Việt Nam thay đổi rất nhanh, những điều tác giả nói trong hai chuyến du lịch nầy nay có khi đã khác, như phi trường Nội Bài ở Hà Nội (lúc tác giả đến thì còn đang xây cất ) nay đã được đưa vào khai thác hoặc con đường từ Hà Nội đi Ninh Bình cũng đã rộng rãi hơn xưa. Đèo Hải Vân trong vài năm tới sẽ không còn lưu thông nữa vì đã có đường hầm thông qua núi. Khi đó khách du lịch sẽ không còn cảm giác lạnh mình khi nhìn xuống vực sâu thăm thẳm nhưng lại sẽ không có dịp để thấy cảnh thiên nhiên đẹp hùng vĩ của Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan ...
Cùng đề tài du lịch Việt Nam, tôi cũng thường xuyên say mê theo dõi những bài viết trong quyển “Quê hương qua ống kính” của Trần Công Nhung đăng trên báo Người Việt và có sự so sánh là hai tác giả đều viết rất hay. Anh Trần công Nhung còn là một nhà nhiếp ảnh nên hình ảnh có vẻ nghệ thuật hơn. Cách viết cũng thiên về cách chụp ảnh để có được những tấm ảnh có giá trị. Anh cũng xông xáo đi về các nơi hẻo lánh nên có các bài viết rất đặc sắc về sinh hoạt của các địa phương thật xa như Hà Giang, Đồng Đăng, Kỳ Lừa, thác Bản Giốc ... Nhưng mấy ai trong chúng ta có dịp làm như vậy. Trong TNNĐVN, Trịnh Hảo Tâm kể chuyện đi du lịch theo tour, (hay đi cùng gia đình) đây là một cách nghỉ ngơi mà đa số chúng ta sẽ thực hiện nên có vẻ gần gũi hơn. Các bạn yêu du lịch, muốn tìm hiểu về quê nhà chắc chắn nên tìm đọc. Anh Tâm còn có một hoài bảo khác là xuyên qua cuốn sách sẽ giúp cho giới trẻ nơi xứ người biết rằng quê cha đât tổ của họ là một dãy non sông gấm vóc và một dân tộc hiền hoà nhưng can đảm oai hùng. Một ý tưởng rất đáng trân trọng và biểu dương.
Chúng tôi còn biết rằng anh Trịnh Hảo Tâm còn có nhiều bài viết khác về du lịch Thái Lan, Hawaii , Canada ... Hy vọng sau sự thành công của quyển TNNĐQH nầy, anh sẽ tiếp tục cho xuất bản những ký sự du lịch khác để chúng ta có dịp thưởng thức tài kể chuyện của anh về các chuyến đi du lịch khắp bốn phương . Dẩu tác giả than rằng: “Trong hoàn cảnh khó khăn ở hải ngoại, việc in ấn phát hành một cuốn sách Việt Ngữ chi phí rất cao mà người đọc thì hiếm hoi như chiếc lá xanh trong mùa băng tuyết vì ai cũng đa đoan cuộc sống.” chúng ta vẫn hy vọng sau TNNĐQH, sẽ có thêm những tác phẩm khác của Trịnh HảoTâm để đua sắc đôi chút vào khu vườn văn học ở hải ngoại nầy.
Minh Tâm
(6/2004)
Trên Những Nẻo Đường Việt Nam
của Trịnh Hảo Tâm
Minh Tâm
Tôi là một người ham du lịch. Hàng tuần tôi đều theo dõi báo Người Việt để đọc những bài viết của các tác giả khác nhau kể cho chúng ta nghe về những cuộc du hành của mình. Trong các tác giả đó, anh Trịnh Hảo Tâm nổi bật với những bài viết rất sinh động và lôi cuốn về những chuyến du lịch khắp nơi. Tôi đã say mê theo chân tác giả đi thăm Thái Lan, Hawaii, Canada, Mỹ, Việt Nam ... Cầm quyển sách đầu tay của anh với tựa đề “Trên Những Nẻo Đường Việt Nam” (TNNĐVN) tôi đã nhanh chóng đọc một ‘lèo” cho tới hết.
Tôi cũng là người thích đọc sách. Mỗi khi tìm được một quyển vừa ý thì mê lắm. Thế nhưng mấy năm gần đây, tìm được một quyển vừa ý không phải dễ dàng bởi vì người đọc đã ít mà người viết lại càng ít hơn. Rồi in ấn và phát hành sách cũng là một chuyện khó khăn và phức tạp. TNNĐVN ra đời đã làm sôi động đôi chút thị trường chữ nghĩa vốn rất èo uột tại hải ngoại nầy.
Sách viết về hai chuyến du lịch Việt Nam năm 2000 và năm 2004 của tác giả. Lần thứ nhứt anh đi theo tour, lần thứ hai tác giả và gia đình tự đi. Anh đã có dịp đi từ Bắc vào Nam, thăm Hà Nội 36 phố phường, viếng vịnh Hạ Long đẹp như tranh vẽ, bay vào Huế ngắm đất thần kinh đầy thơ mộng cổ kính, rồi về quê hương Trà Vinh của anh nơi tác giả đã sống trong thời niên thiếu. Trong chuyến thứ hai, tác giả đã từ Sài Gòn ra miền Trung để tắm biển Mủi Né, Nha Trang, rồi lên thăm xứ hoa đào Đà Lạt. Ở mỗi nơi, tác giả kể cho ta nghe về lịch sử của từng di tích, những món ăn ngon, cách sinh hoạt của dân địa phương ... Nếu bạn chưa có dịp về quê hương, hay nếu đã về nhưng không có dịp đi đó đây thì sách sẽ giúp đưa bạn đi du lịch khắp ba miền với đầy đủ chi tiết bởi vì anh có một cách kể chuyện rất sinh động, lôi cuốn. Trong sách còn có hơn 100 hình ảnh mà tác giả đã có chụp trong hai chuyến đi trên. Tuy in đen trắng , nhưng những hình ảnh nầy cũng minh hoạ rất rõ ràng những cảnh đẹp mà tác giả đã đi qua.
Tác giả làm việc trong ngành công chánh, do nhu cầu công tác nên khi ở Việt Nam thì đã có dịp đi đây đi đó rất nhiều. Ra nước ngoài, sau khi ổn định cuốc sống thì anh cũng đã tham gia các sinh hoạt cộng đồng như trong Cộng Đồng Người Việt tại Pomona hay trong Ái Hữu Công Chánh hoặc Hội Đồng Hương Trà Vinh. Về mặt báo chí anh đã cộng tác với nhiều nhật báo, tuần báo tại Cali như Người Việt, Hồn Việt, Saigòn Times... Lửa Việt, Thời Báo (Canada) hay Ngày Nay (Houston, Texas). Qua đó đã cho thấy tác giả là một người từng trải và có kinh nghiệm trong sáng tác. Trước đây, trong ngành công chánh có học giả Nguyễn Hiến Lê là một cây bút viết du ký rất đặc sắc với những tác phẩm như Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười, Du lịch xứ chùa tháp .. Ông có nguyện vọng sẽ đi từ Nam ra Bắc để viết du ký về quê hương Việt Nam mà không thực hiện được. Nay chúng ta có Trịnh Hảo Tâm với ký sự nầy, hy vọng sẽ góp một phần vào việc thực hiện nguyện ước của ông.
Đọc TNNĐQH ta thấy tác giả kể chuyện thật dễ dàng và lôi cuốn. Khi xem những thắng cảnh, tác giả kể cho ta về lịch sử của các nơi đó giống như ta được một hướng dẫn viên du lịch nói cho mình nghe. Anh đã tạo “hồn” cho câu chuyện, cho địa danh. Thí dụ khi đi qua sông Bạch Đằng, anh kể cho ta nghe về chiến công của Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo. Nếu ta không biết điều đó thì khi đi qua bãi cọc vắng lặng, hoang sơ chắc ta sẽ không biết ở đó có một lịch sử oai hùng của dân tộc. Phải công nhận tác giả có tài kể chuyện vì anh có những ý tưởng rất phong phú, những nhận xét tinh tế và trí nhớ phi thường. Tôi cũng có dịp theo những tour như anh nhưng nếu biểu viết lại chắc chắn sẽ không thể nào đầy đủ và sinh động như vậy.
Viết về du lịch Việt Nam rất khó bởi vì mình dễ dàng đụng vào bên nầy hay bên kia. Tác giả đã tự đặt cho mình một cách viết đúng đắn là kể lại một cách trung thực, hay thì khen, dở thì chê, không thiên kiến, hận thù.
Một trong những yêu cầu quan trọng của chuyến du lịch là chỗ nghỉ ngơi tức là khách sạn. Anh cho biết nói chung các khách sạn ở Việt Nam khá tốt mà giá lại rẻ. Khách sạn lớn thì bày trí đẹp như ở nước ngoài. Khách sạn nhỏ lại có ưu thế là thân tình với khách. Điển hình là khách sạn Ngọc Dung tại Sài Gòn. Tác giả viết: ... “ các cô nhân viên khách sạn cũng như bà chủ đều thân tình niềm nở và vì khách sạn nhỏ nên họ nhớ từng người nên mình có cảm tưởng như ngụ ở nhà người thân chớ không phải khách sạn ...”
Đôi khi trong chuyến đi, anh cũng thấy những điều không vừa ý như khi thấy ông giám đốc một Trung Tâm Nhân Đạo mà lại xài quá sang:“ ... chiếc xe đắt tiền của ông giám đốc khá tương phản với đời sống của các em khuyết tật và thiện cảm dành cho ông cũng nhạt nhoà theo khói xe vừa rời bãi.. “ Đó là khi anh và phái đoàn ghé thăm Trung Tâm Nhân Đạo Hồng Ngọc nơi nuôi dưỡng các trẻ em khuyết tật.
Hoặc tác giả cũng tỏ ra chán nản khi người hướng dẫn tour cho biết là vé máy bay chuyến về của anh là vé “chờ” (stand by) chớ không phải là vé có ngày về đúng như dự tính. “Ông ta chắc là con cháu bà Triệu Ẩu !” Anh than như vậy. Đó là những trở ngại không nên có trong khi tổ chức du lịch. Làm như vậy chắc khách sẽ không dám giới thiệu tour cho người thân hay bạn bè của mình.
Đó đây trong tác phẩm, bạn cũng sẽ tìm thấy những nơi tác giả kết luận cho đoạn văn một cách châm biếm nhẹ nhàng. Thí dụ khi tác giả tả cảnh đi ăn chè ở Huế: ” ...Đã hơn chín giờ đêm, nên quán đã dẹp nhưng vì nể tình khách xa nên họ cũng bán nhưng bỏ túi nylon đem về. Tôi thì ăn luôn tại chỗ cho tiện bề sổ sách, cũng ngon vì nếp dẻo, đậu bùi, nước dừa béo và đường vừa ngọt. Nhưng quán có mùi .. chè thiu vì hàng đống chén chè chưa rửa mà chỉ có hai bé gái khoảng 13, 14 tuổi “ (làm việc nầy). Hoặc trong lần ăn cơm cung đình ở Huế, khi mấy người bạn trẻ than là “Tiệc vua gì ăn không no !” thì anh an ủi rằng: “Vua thường ăn rất ít, tàn tiệc mình ra ngoài kiếm bún bò Huế hay chè cháo ăn thêm !”.
Về thăm quê hương trong dịp Tết là điều mà bất cứ người Việt tha hương nào cũng mong muốn vì trong tâm tư mỗi người, ai cũng đều có biết bao nhiêu kỷ niệm ở quê nhà trong những ngày nầy. Tác giả cũng vậy, anh rất hồ hởi khi trở về ăn Tết trong năm 2000, nhưng sau khi đi thăm các nơi ở Trà Vinh anh lại cảm thấy lạc lõng và mong muốn trở lại Mỹ. Tâm trạng nầy giống như những người đi du lịch khá lâu thì lại nhớ nhà mặc dù trước khi đi thì rất náo nức, bồn chồn, mong muốn có một dịp nghỉ ngơi thư giãn.
Tôi có mấy người bạn hay đi du lịch, nhưng họ cho biết rằng :” Mình đi chơi khá nhiều, nhưng sau khi về vài năm sau thì quên hết.” Nay với những tác phẩm về du lịch lần lượt ra đời như TNNĐQH của Trịnh Hảo Tâm và các tác phẩm khác chắc chắn chúng ta sẽ có dịp đọc để nhớ lại chuyến đi của mình và những kỷ niệm nếu có.
Ra nước ngoài chúng ta có dịp đi chơi nhiều nơi trên thế giới, nhưng quê hương mình thì lại biết ít quá. Mấy năm gần đây, nhờ các đặc san của các hội đồng hương như Trà Vinh, Bình Dương, Bình Thuận, Tiếng Sông Hương, Tiền Giang Hậu Giang ... mà chúng ta đã đọc và học được nhiều bài viết về địa lý và lịch sử rất giá trị của những cây bút nổi tiếng của các địa phương. Riêng tôi nhờ đọc TNNĐQH mà biết thêm một số thắng cảnh của tỉnh Trà Vinh như Ao Bà Om, chùa Ang, biển Ba Động... cũng như phong tục của người Miên và các món ăn đặc sản của Trà Vinh... Nói chung bất cứ cuốn sách nào ta cũng tìm được rất nhiều điều để học.
Việt Nam thay đổi rất nhanh, những điều tác giả nói trong hai chuyến du lịch nầy nay có khi đã khác, như phi trường Nội Bài ở Hà Nội (lúc tác giả đến thì còn đang xây cất ) nay đã được đưa vào khai thác hoặc con đường từ Hà Nội đi Ninh Bình cũng đã rộng rãi hơn xưa. Đèo Hải Vân trong vài năm tới sẽ không còn lưu thông nữa vì đã có đường hầm thông qua núi. Khi đó khách du lịch sẽ không còn cảm giác lạnh mình khi nhìn xuống vực sâu thăm thẳm nhưng lại sẽ không có dịp để thấy cảnh thiên nhiên đẹp hùng vĩ của Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan ...
Cùng đề tài du lịch Việt Nam, tôi cũng thường xuyên say mê theo dõi những bài viết trong quyển “Quê hương qua ống kính” của Trần Công Nhung đăng trên báo Người Việt và có sự so sánh là hai tác giả đều viết rất hay. Anh Trần công Nhung còn là một nhà nhiếp ảnh nên hình ảnh có vẻ nghệ thuật hơn. Cách viết cũng thiên về cách chụp ảnh để có được những tấm ảnh có giá trị. Anh cũng xông xáo đi về các nơi hẻo lánh nên có các bài viết rất đặc sắc về sinh hoạt của các địa phương thật xa như Hà Giang, Đồng Đăng, Kỳ Lừa, thác Bản Giốc ... Nhưng mấy ai trong chúng ta có dịp làm như vậy. Trong TNNĐVN, Trịnh Hảo Tâm kể chuyện đi du lịch theo tour, (hay đi cùng gia đình) đây là một cách nghỉ ngơi mà đa số chúng ta sẽ thực hiện nên có vẻ gần gũi hơn. Các bạn yêu du lịch, muốn tìm hiểu về quê nhà chắc chắn nên tìm đọc. Anh Tâm còn có một hoài bảo khác là xuyên qua cuốn sách sẽ giúp cho giới trẻ nơi xứ người biết rằng quê cha đât tổ của họ là một dãy non sông gấm vóc và một dân tộc hiền hoà nhưng can đảm oai hùng. Một ý tưởng rất đáng trân trọng và biểu dương.
Chúng tôi còn biết rằng anh Trịnh Hảo Tâm còn có nhiều bài viết khác về du lịch Thái Lan, Hawaii , Canada ... Hy vọng sau sự thành công của quyển TNNĐQH nầy, anh sẽ tiếp tục cho xuất bản những ký sự du lịch khác để chúng ta có dịp thưởng thức tài kể chuyện của anh về các chuyến đi du lịch khắp bốn phương . Dẩu tác giả than rằng: “Trong hoàn cảnh khó khăn ở hải ngoại, việc in ấn phát hành một cuốn sách Việt Ngữ chi phí rất cao mà người đọc thì hiếm hoi như chiếc lá xanh trong mùa băng tuyết vì ai cũng đa đoan cuộc sống.” chúng ta vẫn hy vọng sau TNNĐQH, sẽ có thêm những tác phẩm khác của Trịnh HảoTâm để đua sắc đôi chút vào khu vườn văn học ở hải ngoại nầy.
Minh Tâm
(6/2004)
No comments:
Post a Comment